Thớt gỗ bẩn “gấp 200 lần bồn cầu” nếu không biết cách vệ sinh và khử trùng đúng cách

Cùng Thớt Kính Cường Lực Sala khám phá cách vệ sinh thớt gỗ và các bí quyết làm sạch, khử trùng thớt hiệu quả. Chế biến thức ăn sống, chín lẫn lộn trên cùng một thớt, dùng thớt mốc, nứt nẻ hay vệ sinh, khử trùng thớt không đúng cách… là những hiểm họa khôn lường đe dọa đến sức khỏe của bạn và gia đình. 

1. Thực trạng thớt bẩn: nguy hại như thế nào?

Theo nghiên cứu của Global Hygiene Council – một Tổ chức Y tế trên thế giới tìm thấy trên bề mặt thớt có chứa nhóm vi khuẩn Fecal, E.coli (tìm thấy nhiều trong phân) nhiều hơn bồn cầu vệ sinh tới 200 lần. Điều này thật sự kinh khủng.

Tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia An toàn thực phẩm của Đại học Salford (Anh) cũng giải thích thêm: “Khi để thớt trong một giờ mà không được rửa sạch sẽ, vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và khó loại bỏ, nhất là đối với thớt gỗ cũ, nhiều rãnh sâu. Trong đó, vi khuẩn E.coli, Salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) dễ dàng lây lan từ thớt sang thức ăn và gây ra nhiều bệnh”.

Ngoài ra, độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ thớt gỗ được cho là “sát thủ” giết người. Aflatoxin gây biến đổi tế bào dẫn đến quái thai hoặc gây ung thư. Chỉ cần hấp thu khoảng 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày, chỉ sau 1 năm, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan. Aflatoxin là độc tố gây ung thư mạnh nhất. Tại Trung Quốc, một gia đình có 3 người bị ung thư gan, nguyên nhân được xác định là chất độc aflatoxin (tức nấm mốc) trên thớt gỗ là câu chuyện gây xôn xao và được lan truyền chóng mặt trên mạng, vì liên quan trực tiếp đến tình trạng sử dụng thớt của nhiều gia đình hiện nay. Điều đáng nói, việc chùi rửa bình thường lại không thể rửa sạch được độc tố này vì aflatoxin là tinh thể trắng, bền với nhiệt, chịu nhiệt độ cao (lên đến hơn 280 độ C), không phân hủy khi đun nấu nhiệt độ thường. Có đến 17 loại aflatoxin khác nhau nhưng độc nhất vẫn là aflatoxin B1.

Theo các chuyên gia, nguy cơ mang bệnh từ thớt thật ra không nằm ở chuyện thớt làm bằng nguyên liệu gì, bằng gỗ hay bằng nhựa, mà chủ yếu là do thói quen dùng và cách bảo quản, vệ sinh thớt không đúng. Đề phòng nhiễm bệnh từ thớt, trước tiên bạn nên biết cách chọn thớt và sử dụng với từng mục đích, công dụng riêng.

2. Bí quyết chọn mua thớt phù hợp và an toàn cho sức khỏe

Nếu bạn băn khoăn không biết nên chọn thớt loại gì để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe cả gia đình thì tham khảo cách chọn thớt sau:

– Băm chặt mạnh nên chọn thớt gỗ

Là vật liệu truyền thống, thớt gỗ được ưa chuộng sử dụng vì có độ đàn hồi cao, thích hợp với các loại dao, có thể dùng băm, chặt thức ăn với trọng lượng nặng. Tuy nhiên, nhược điểm của thớt này là dễ thấm hút nước và các loại mùi, dễ nứt, mốc, mục và nhanh cong vênh.

 – Thái thức ăn chín nên chọn thớt nhựa

Đây là loại thớt không chịu được các tác động lớn nên khi chặt, băm mạnh, thớt có thể bị nứt vỡ. Bạn nên dùng thớt này để thái các loại thức ăn đã qua chế biến, không cần dùng nhiều lực. Trong quá trình sử dụng thớt nhựa, bạn cũng không nên dùng dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên thớt, tạo đường rãnh, khe hở cho vi khuẩn tấn công.

 – Ngày nay, nhiều người đã chuyển sang sử dụng thớt kính cường lực

Được làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn hay oxy hóa, thớt thủy tinh còn dễ lau rửa và chịu được nhiệt độ cao. Có thể chặt, băm như các loại thớt khác. Bạn nên dùng thớt thủy tinh để thái thức ăn mềm, trái cây, rau củ, sushi, các món cơm cuốn, thức ăn đã được chế biến như thịt quay, thịt luộc, chả, giò thậm chí chặt và băm thức ăn chế biến trong gia đình…

– Những lưu ý khi chọn thớt và dùng thớt

Ngoài chọn thớt phù hợp thì bạn còn chọn thớt chất lượng, tránh mua thớt không rõ nguồn gốc, nên chọn các loại thớt có màu tự nhiên, không phủ màu độc hại nhằm hạn chế tối thiểu chất độc, phẩm màu thấm vào các loại thực phẩm và truyền vào cơ thể người gây ra bệnh.

Tối kỵ trong việc dùng thớt mà nhiều người hiện nay thường mắc phải là dùng chung thức ăn sống và thức ăn chín trên cùng 1 thớt. Trong thực phẩm sống chứa rất nhiều vi sinh vật, dễ nhiễm khuẩn chéo vì khi tiếp xúc với bề mặt thớt, vi khuẩn dễ dàng trú ngụ và ung dung di chuyển đến các thực phẩm chín, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh nếu chỉ dùng 1 thớt trong chế biến. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng 2 mặt của thớt. Cần có ít nhất 3 loại thớt trong gia đình và được đặt cách xa nhau: thớt dùng cho thực phẩm sống, thớt dùng cho các thực phẩm chín và thớt để thái hoa quả. Bên cạnh đó, người Việt Nam thường có thói quen dùng thớt lâu ngày. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trung bình bạn nên thay thớt định kỳ 6 tháng/lần và không dùng thớt quá 1 năm vì sẽ tích tụ rất nhiều vi khuẩn có hại dù có tẩy rửa, vệ sinh hay khử trùng đều không thể loại bỏ hết.

Nguồn: internet

Tìm hiểu thêm về thớt kính cường lực
⇒ NÊN SỬ DỤNG THỚT KÍNH CƯỜNG LỰC CHO CĂN BẾP CỦA GIA ĐÌNH BẠN LÀ AN TOÀN CHO SỨC KHỎE NHẤT

⇒ TỰ SỰ CỦA MỘT CHIẾC THỚT

⇒ Lý do bạn nên dùng thớt kính cường lực Sala

⇒ Mua Thớt Kính Cường Lực Sơ Chế Thức Ăn Dặm Cho Bé
 Thớt kính cường lực sala cao cấp
 Chế biến món ăn với thớt kính sala
 Giảm lây nhiễm chéo khi sửa dụng thớt kính SALA cao cấp
 Mua Thớt Kính Cường Lực Ở Đâu Chất Lượng?
 Bí mật chết người từ chiếc thớt nhựa
 Thớt gỗ bẩn “gấp 200 lần bồn cầu” nếu không biết cách vệ sinh và khử trùng đúng cách
 Chúng ta có thể đang sống chung với chất độc gấp 68 lần so với asen trong chính căn bếp của mình mà không hề hay biết
 MUA THỚT KÍNH CƯỜNG LỰC SALA CAO CẤP 1
 MUA THỚT KÍNH CƯỜNG LỰC SALA CAO CẤP 2